image banner
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement

image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement

Thúc đẩy nâng cao chất lượng, hiệu quả cung cấp dịch vụ công trực tuyến
Lượt xem: 38
Ngày 31/5/2023, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 1473/KH-UBND về Nâng cao chất lượng, hiệu quả cung cấp dịch vụ công trực tuyến trên địa bàn tỉnh năm 2023.

UBND tỉnh Long An xác định, cung cấp các dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) là khâu quan trọng, then chốt trong tiến trình thực hiện cải cách thủ tục hành chính, góp phần nâng cao chất lượng phục vụ của cơ quan nhà nước với tổ chức, công dân. Nhận thức đầy đủ ý nghĩa, tầm quan trọng của cung cấp DVCTT, UBND tỉnh đã sớm cụ thể hóa trong việc nâng cao hiệu quả cung cấp và sử dụng DVCTT trên địa bàn tỉnh như: Ban hành Chỉ thị số 1559/CT-UBND ngày 27/5/2022 về tập trung giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường điện tử thông qua DVCTT; theo đó giao chỉ tiêu phấn đấu cho các sở, ngành, địa phương trong việc cung cấp, tiếp nhận, giải quyết và trả kết quả hồ sơ thủ tục hành chính bằng hình thức trực tuyến để đạt và vượt chỉ tiêu của Thủ tướng Chính phủ giao (năm 2022 là trên 50%; năm 2023 là trên 60%); Chủ động tham mưu HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết số 08/2022/NQ-HĐND ngày 13/7/2022 quy định giảm 50% mức thu lệ phí thực hiện các thủ tục hành chính áp dụng DVCTT trên địa bàn tỉnh Long An kể từ ngày 01/9/2022 (UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 45/2022/QĐ-UBND ngày 17/8/2022 để triển khai thực hiện Nghị quyết số 08/2022/NQ-HĐND).

 04072023_Tin DVC.jpg

Cán bộ Trung tâm hành chính công huyện hướng dẫn người dân nộp hồ sơ qua cổng dịch vụ công trực tuyến

Trên cơ sở thực hiện nhiệm vụ có trọng tâm, trọng điểm, gắn với công tác kiểm tra, đôn đốc thực hiện quyết liệt, việc cung cấp DVCTT đã đạt được những kết quả khả quan. Cụ thể là:

- Trong năm 2022, tỉnh Long An đã đạt và vượt các chỉ tiêu về dịch vụ công trực tuyến; trong đó: Có 87,23% dịch vụ công trực tuyến phát sinh hồ sơ trực tuyến  (chỉ tiêu giao là trên 80%); Có 56,06% hồ sơ nộp trực tuyến (chỉ tiêu giao là trên 50%).

- Trong 5 tháng đầu năm 2023: Cổng dịch vụ công trực tuyến của tỉnh đã cung cấp 1.669/1.868 dịch vụ công trực tuyến (đạt 89,35); 97,75% dịch vụ công trực tuyến phát sinh hồ sơ trực tuyến (tăng 10,52% so với năm 2022); Có 97,55% hồ sơ nộp trực tuyến (tăng 41,2% so với năm 2022). Kết nối 1.462 dịch vụ công trực tuyến với Cổng dịch vụ công quốc gia; Cổng dịch vụ công của tỉnh duy trì kết nối nền tảng thanh toán trực tuyến của Cổng dịch vụ công quốc gia, nền tảng thanh toán PayGov phục vụ đa dạng nhu cầu thanh toán cho người dân.

Để thực hiện đồng bộ các giải pháp, phối hợp chặt chẽ các ngành, các cấp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả cung cấp DVCTT; qua đó, thúc đẩy quá trình chuyển đổi số, xây dựng chính quyền số và phát triển xã hội số trên địa bàn tỉnh. Ngày 31/5/2023, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 1473/KH-UBND về Nâng cao chất lượng, hiệu quả cung cấp dịch vụ công trực tuyến trên địa bàn tỉnh năm 2023; trong đó tập trung vào các chỉ tiêu và giải pháp, cụ thể sau:

Trong đó, tỉnh 07 chỉ tiêu được đặt ra trong năm 2023, đó là:

(1) Tỷ lệ thủ tục hành chính đủ điều kiện theo quy định của pháp luật được cung cấp dưới hình thức DVCTT toàn trình đạt 100%.

(2) Tỷ lệ hồ sơ thủ tục hành chính được người dân, doanh nghiệp thực hiện trực tuyến từ xa (nghĩa là người dân, doanh nghiệp không đến trực tiếp Bộ phận một cửa mà thực hiện DVCTT từ xa) đạt 50%.

(3) Tỷ lệ DVCTT toàn trình được tích hợp, cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia đạt 85%.

(4) Tỷ lệ thanh toán trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công quốc gia trên tổng số giao dịch thanh toán của dịch vụ công đạt 30%.

(5) Tỷ lệ thủ tục hành chính có yêu cầu nghĩa vụ tài chính được thanh toán trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công quốc gia đạt 60%.

(6) Tỷ lệ người dân và doanh nghiệp sử dụng DVCTT được định danh và xác thực thông suốt, hợp nhất trên tất cả các hệ thống của các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương đạt 100%.

(7) Tỷ lệ kết quả giải quyết thủ tục hành chính được số hóa đạt 100%.

 Để thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu đề ra, UBND tỉnh chỉ đạo triển khai một số giải pháp cụ thể như sau:

(1) Thực hiện rà soát, xây dựng, sửa đổi, bổ sung chính sách về mức thu phí, lệ phí, chính sách ưu tiên đối với các hoạt động cung cấp DVCTT trên địa bàn tỉnh; Rà soát, công bố Quyết định của UBND tỉnh ban hành DVCTT toàn trình và DVCTT một phần; Rà soát, đánh giá, tái cấu trúc quy trình thủ tục hành chính để cung cấp DVCTT; Ban hành hướng dẫn thực hiện triển khai Kho quản lý dữ liệu điện tử của tổ chức, cá nhân trên Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh.

(2) Tập trung triển khai các giải pháp câng cao chất lượng, hiệu quả cung cấp, sử dụng dịch vụ công trực tuyến:

- Rà soát đảm bảo 100% thủ tục hành chính đủ điều kiện được triển khai cung cấp DVCTT toàn trình; Tích hợp, cung cấp DVCTT toàn trình trên Cổng Dịch vụ công quốc gia; Tập trung triển khai ứng dụng định danh, xác thực điện tử (VNEID), tích hợp các dịch vụ thiết yếu để dần thay thế các giấy tờ liên quan đến công dân; Triển khai thực hiện số hóa kết quả giải quyết thủ tục hành chính để phục vụ tái sử dụng; Chuẩn hóa dữ liệu thủ tục hành chính, đảm bảo dữ liệu thủ tục hành chính được đồng bộ, thống nhất giữa Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của tỉnh với Cổng dịch vụ công quốc gia.

- Triển khai thực hiện giao chỉ tiêu 100% cán bộ, công chức, viên chức sử dụng DVCTT và tuyên truyền, hướng dẫn người thân sử dụng DVCTT, hạn chế nộp hồ sơ trực tiếp. Giao nhiệm vụ cho Tổ công nghệ số cộng đồng, trong đó thành viên tổ công nghệ số đi từng ngõ, gõ từng nhà, hướng dẫn, hỗ trợ từng người dân tự sử dụng DVCTT để đảm bảo mỗi hộ gia đình có ít nhất 01 người biết cách sử dụng tài khoản VNeID, đăng nhập và sử dụng DVCTT trên Cổng dịch vụ công của tỉnh và Cổng dịch vụ công quốc gia.

- Chỉ đạo tập trung thực hiện tuyên truyền, hướng dẫn người dân sử dụng DVCTT trên các phương tiện thông tin đại chúng, bằng hình thức trực quan dễ hiểu, dễ thực hiện (cụ thể: video, tờ gấp, áp phích, ….). Tổ chức tuyên truyền, nâng cao nhận thức; bồi dưỡng, tập huấn, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp tiếp nhận, sử dụng các DVCTT do cơ quan nhà nước cung cấp.

(3) Đảm bảo các điều kiện thuận lợi cho cung cấp, sử dụng dịch vụ công trực tuyến: Rà soát, đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất tại cơ quan, đơn vị và bộ phận một cửa các cấp; Nâng cấp, hoàn thiện Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính đảm bảo đáp ứng yêu cầu việc số hóa thành phần hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính theo quy định; Triển khai giải pháp hình thành Kho quản lý dữ liệu điện tử của tổ chức, cá nhân trên Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh.

UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương khẩn trương triển khai đồng bộ, thống nhất, toàn diện và liên tục, lấy thực hiện thủ tục hành chính thông qua DVCTT làm trọng tâm. Yêu cầu Thủ trưởng các sở, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã Kiến Tường, thành phố Tân An tập trung chỉ đạo thực hiện./.

                                                                     Thủy Tâm


01_Phòng CNTT&BCVT